Hãy luôn bắt đầu giao dịch " ở thế thắng". Chỉ mua cổ phiếu đang ở trong xu hướng tăng dài hạn.
Sau đây là những quy tắc tham gia vị thế mua cần lưu tâm theo SEPA
1.Khi mua một cổ phiếu đang xu thế tăng thì hơn 50% xác suất là bạn sẽ thắng.
Nền tảng chính trong việc chọn điểm vào theo SEPA là giao dịch theo xu hướng( giống như mọi người vẫn nói " xu hướng là bạn")
2. Chỉ tham gia vào giai đoạn 2.
Mấu chốt không phải là biết cổ phiếu sẽ làm gì tiếp theo, mà biết được bạn nên làm điều gì. Nói cách khác, vấn đề là xác định xem đoàn tàu có chạy đúng lịch trình hay không.
Hành động giá của cổ phiếu được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Pha thờ ơ- củng cố
Giai đoạn 2: Pha tăng giá- tăng tốc
Giai đoạn 3: Pha đạt đỉnh-phân phối
Giai đoạn 4: Pha giảm giá- buông xuôi
Chúng ta chỉ tham gia vào giai đoạn 2 của giá cổ phiếu. khi giao dịch, không nhất thiết phải biết cổ phiếu đang ở chính xác giai đoạn nào. Chỉ tập trung vào các cổ phiếu ở giai đoạn 2 sẽ mang lại cho bạn xác suất thắng cao. Bên cạnh chân lý hiển nhiên là một cổ phiếu phải ở trong xu hướng tăng giá để tạo nên mức sinh lợi lớn. Với các tiêu chí giao dịch về giá và khối lượng, chúng ta có cơ sở hợp lý để biết nên là điều gì trong từng tình huống cụ thể.
3. Tiêu chí hình mẫu xu hướng
Một cổ phiếu phải đáp ứng 5 tiêu chí để được xem là ở trong giai đoạn 2 tăng giá:
1. Giá cổ phiếu phải nằm trên đường trung bình di động EMA 50, EMA 150 và EMA200
2. Đường EMA 200 đang dốc lên ít nhất 1 tháng ( lý tưởng là 4-5 tháng hoặc dài hơn)
3. Các đường trung bình di động nằm trên nhau theo thứ tự EMA50> EMA 150> EMA200
4. Giá cổ phiếu hiện tại phải ít nhất cao hơn 25% đáy thấp nhất 52 tuần
5. Giá cổ phiếu hiện tại phải ít nhất nằm trong 25% vùng đỉnh 52 tuần
Khi cổ phiếu tiến sang giai đoạn 2, khối lượng có sự gia tăng đáng kể- tín hiệu cho thấy sự tham gia hỗ trợ của các nhà đầu tư tổ chức.
Quan sát các cổ phiếu đang trong xu hướng tăng, cho phép chúng ta chỉ tập trung vào các cổ phiếu tiềm năng tăng mang lại lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi cao, kết hợp với rèn luyện tính kỷ luật để tuân thủ chúng.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgy_euOZ7Y2k0ImbU0L7nBiwWkOJ4hbEhsGAmgLY4XlvO_Vm5maRE66TXoxUks1AT-xBtsMrhyphenhyphenMXLrLFDQeW8OYFAVOiprxZmJgrjoLY4iF28Ar06NfLHVNhHLd893iNqUlVBqWtHdAdeno/s640/z1327537833061_8f3765a5fdd369669cf768f1694f7193.jpg)
( Cổ phiếu TCM Tăng 30% trong 2 tháng khi giá vượt EMA200 đường đỏ nét đứt, EMA 50, 150 lần lượt là đường màu vàng và xanh lá cây)
4. Mẫu hình thu hẹp độ biến động VCP ( Volatility Contraction Pattern)
Ý tưởng chính của mẫu hình VCP là sự thu hẹp độ biến động ở một số khu vực nhất định trong nền giá, mà ở đó khối lượng giảm đi đáng kể.
Tưởng tượng bạn nhúng khăn vào nước và vắt nó. Khăn không thể khô ngay lần vắt đầu tiên, bạn phải vắt lần nữa. Mỗi lần vặn và vắt như vậy nước rơi ra sẽ ít đi. Cuối cùng chiếc khăn sẽ khô và nhẹ hơn nhiều.
Mô hình VCP cũng vậy, sau đợt tăng giá đầu tiên với chất xúc tác đủ mạnh, cổ phiếu bắt đầu loại bỏ những nhà đầu tư chốt lời đầu tiên. Cùng với việc giá được thắt chặt qua các điều chỉnh sau đó.
Sự thắt chặt của giá từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất và mức độ thay đổi gái ít đi từ ngày này sang ngày khác, từ tuần này sang tuần khác chính là giai đoạn hoàn tất nền giá kiến tạo. Vùng thắt chặt nên đi kèm sự sụt giảm mạnh của khối lượng giao dịch.
Trong suốt giai đoạn VCP, bạn sẽ thấy có 2 đến 6 lần thu hẹp giá. Quá trình thu hẹp liên tục độ biến động giá luôn đi kèm theo sự thu hẹp về khối lượng. Ví dụ, một cổ phiếu ban đầu có thể giảm 25% từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất của nó. Sau đó, cổ phiếu này hồi phục đôi chút và giảm tiếp 15%. Tại thời điểm người mua tham gia trở lại, giá tăng đôi chút bên trong nền giá và cuối cung nó giảm tiếp 8%.
Theo quy tắc chung, mỗi lần thu hẹp liên tiếp thường thu hẹp khoảng cách 1 nửa của lần trước đó. Độ biến động được đo lường từ đỉnh tới đáy, sẽ lớn nhất khi người bán đổ xô chốt lợi nhuận. Khi người bán trở lên ít đi, sự điều chỉnh giá sẽ không đột ngột và độ biến động sẽ giảm dần về phía bên phải của nền giá.
3 yếu tố cần lưu ý trong quan sát và ghi chép VCP bao gồm
1. Thời gian: số ngày hoặc số tuần trôi qua từ khi bắt đầu nền giá
2.Giá: Độ sâu của mức điều chỉnh lớn nhất bên trái nền giá và độ hẹp của lần thu hẹp nhỏ nhất bên phải nền giá
3. Tính đối xứng: Số lần thu hẹp trong suốt quá trình tạo nền giá.
Tư duy logic trong VCP:
Mô hình VCP áp dụng cho một xu hướng tăng.
Khi một cổ phiếu điều chỉnh và cắm đầu đi xuống, không tránh khỏi những người mua bị "kẹp hàng"- những người không cắt lỗ.
Khi khoản lỗ lớn dần và thời gian trôi qua lâu, những người kẹp hàng chỉ mong thoát khỏi thị trường tại các đợt tăng giá quanh điểm hòa vốn. Sau đợt tăng giá nhanh họ ngay lập tức bán ra để lấy lại vốn bị kẹp hàng.
Lúc này xuất hiện 1 nguồn cung mới đó là những người bắt đáy thành công và có 1 khoản lãi ngắn hạn khá lớn, họ sẽ bán ra đồng loạt.
Hai lực bán này làm giá bị điều chỉnh tạo thành 1 ngưỡng kháng cự mới. Nếu cổ phiếu này thực sự được nhà đầu tư tổ chức quan tâm gia tăng tích lũy thì những đợt thu hẹp sẽ ngày càng trở lên nhỏ hơn khi quan sát biểu đồ từ trái sang phải vì nguồn cung này được các tay chơi lớn hấp thụ. Đây chính là cách thức hoạt động cung cầu hoạt động.
Dấu hiệu cung ngừng đổ vào thị trường thể hiện qua sự sụt giảm mạnh của khối lượng và sự tĩnh lặng của nền giá. Nếu giá và khối lượng giao dịch không tĩnh lặng thì phía cung chắc chắn tiếp tục đổ vào thị trường khiến cho giao dịch trở nên rủi ro và dễ thất bại.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjBtMh1yhzB1IXp6PNeTwj8knkrChbckSZ1a_wYHSRLeQIcuyi3Z3Xn7e7Kf6FSww8sJ2h_ewv_ARAoNCVg0u3PMLxqw_yNU9V0FuTbXByii3FcgUxDg2GZ_oljGI4u5PjxJ54cohsoNj3N/s640/z1328407259586_0bffa832969b1b3091dd7dfebba3b91b.jpg)
Liên hệ với Đoàn Tú SEPA:
SĐT: 0946.998.885
Mail: doantu188@gmail.com
Blog: doantusepa.blogspot.com
Sau đây là những quy tắc tham gia vị thế mua cần lưu tâm theo SEPA
1.Khi mua một cổ phiếu đang xu thế tăng thì hơn 50% xác suất là bạn sẽ thắng.
Nền tảng chính trong việc chọn điểm vào theo SEPA là giao dịch theo xu hướng( giống như mọi người vẫn nói " xu hướng là bạn")
2. Chỉ tham gia vào giai đoạn 2.
Mấu chốt không phải là biết cổ phiếu sẽ làm gì tiếp theo, mà biết được bạn nên làm điều gì. Nói cách khác, vấn đề là xác định xem đoàn tàu có chạy đúng lịch trình hay không.
Hành động giá của cổ phiếu được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Pha thờ ơ- củng cố
Giai đoạn 2: Pha tăng giá- tăng tốc
Giai đoạn 3: Pha đạt đỉnh-phân phối
Giai đoạn 4: Pha giảm giá- buông xuôi
Chúng ta chỉ tham gia vào giai đoạn 2 của giá cổ phiếu. khi giao dịch, không nhất thiết phải biết cổ phiếu đang ở chính xác giai đoạn nào. Chỉ tập trung vào các cổ phiếu ở giai đoạn 2 sẽ mang lại cho bạn xác suất thắng cao. Bên cạnh chân lý hiển nhiên là một cổ phiếu phải ở trong xu hướng tăng giá để tạo nên mức sinh lợi lớn. Với các tiêu chí giao dịch về giá và khối lượng, chúng ta có cơ sở hợp lý để biết nên là điều gì trong từng tình huống cụ thể.
3. Tiêu chí hình mẫu xu hướng
Một cổ phiếu phải đáp ứng 5 tiêu chí để được xem là ở trong giai đoạn 2 tăng giá:
1. Giá cổ phiếu phải nằm trên đường trung bình di động EMA 50, EMA 150 và EMA200
2. Đường EMA 200 đang dốc lên ít nhất 1 tháng ( lý tưởng là 4-5 tháng hoặc dài hơn)
3. Các đường trung bình di động nằm trên nhau theo thứ tự EMA50> EMA 150> EMA200
4. Giá cổ phiếu hiện tại phải ít nhất cao hơn 25% đáy thấp nhất 52 tuần
5. Giá cổ phiếu hiện tại phải ít nhất nằm trong 25% vùng đỉnh 52 tuần
Khi cổ phiếu tiến sang giai đoạn 2, khối lượng có sự gia tăng đáng kể- tín hiệu cho thấy sự tham gia hỗ trợ của các nhà đầu tư tổ chức.
Quan sát các cổ phiếu đang trong xu hướng tăng, cho phép chúng ta chỉ tập trung vào các cổ phiếu tiềm năng tăng mang lại lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi cao, kết hợp với rèn luyện tính kỷ luật để tuân thủ chúng.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgy_euOZ7Y2k0ImbU0L7nBiwWkOJ4hbEhsGAmgLY4XlvO_Vm5maRE66TXoxUks1AT-xBtsMrhyphenhyphenMXLrLFDQeW8OYFAVOiprxZmJgrjoLY4iF28Ar06NfLHVNhHLd893iNqUlVBqWtHdAdeno/s640/z1327537833061_8f3765a5fdd369669cf768f1694f7193.jpg)
( Cổ phiếu TCM Tăng 30% trong 2 tháng khi giá vượt EMA200 đường đỏ nét đứt, EMA 50, 150 lần lượt là đường màu vàng và xanh lá cây)
4. Mẫu hình thu hẹp độ biến động VCP ( Volatility Contraction Pattern)
Ý tưởng chính của mẫu hình VCP là sự thu hẹp độ biến động ở một số khu vực nhất định trong nền giá, mà ở đó khối lượng giảm đi đáng kể.
Tưởng tượng bạn nhúng khăn vào nước và vắt nó. Khăn không thể khô ngay lần vắt đầu tiên, bạn phải vắt lần nữa. Mỗi lần vặn và vắt như vậy nước rơi ra sẽ ít đi. Cuối cùng chiếc khăn sẽ khô và nhẹ hơn nhiều.
Mô hình VCP cũng vậy, sau đợt tăng giá đầu tiên với chất xúc tác đủ mạnh, cổ phiếu bắt đầu loại bỏ những nhà đầu tư chốt lời đầu tiên. Cùng với việc giá được thắt chặt qua các điều chỉnh sau đó.
Sự thắt chặt của giá từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất và mức độ thay đổi gái ít đi từ ngày này sang ngày khác, từ tuần này sang tuần khác chính là giai đoạn hoàn tất nền giá kiến tạo. Vùng thắt chặt nên đi kèm sự sụt giảm mạnh của khối lượng giao dịch.
Trong suốt giai đoạn VCP, bạn sẽ thấy có 2 đến 6 lần thu hẹp giá. Quá trình thu hẹp liên tục độ biến động giá luôn đi kèm theo sự thu hẹp về khối lượng. Ví dụ, một cổ phiếu ban đầu có thể giảm 25% từ đỉnh cao nhất đến đáy thấp nhất của nó. Sau đó, cổ phiếu này hồi phục đôi chút và giảm tiếp 15%. Tại thời điểm người mua tham gia trở lại, giá tăng đôi chút bên trong nền giá và cuối cung nó giảm tiếp 8%.
Theo quy tắc chung, mỗi lần thu hẹp liên tiếp thường thu hẹp khoảng cách 1 nửa của lần trước đó. Độ biến động được đo lường từ đỉnh tới đáy, sẽ lớn nhất khi người bán đổ xô chốt lợi nhuận. Khi người bán trở lên ít đi, sự điều chỉnh giá sẽ không đột ngột và độ biến động sẽ giảm dần về phía bên phải của nền giá.
3 yếu tố cần lưu ý trong quan sát và ghi chép VCP bao gồm
1. Thời gian: số ngày hoặc số tuần trôi qua từ khi bắt đầu nền giá
2.Giá: Độ sâu của mức điều chỉnh lớn nhất bên trái nền giá và độ hẹp của lần thu hẹp nhỏ nhất bên phải nền giá
3. Tính đối xứng: Số lần thu hẹp trong suốt quá trình tạo nền giá.
Tư duy logic trong VCP:
Mô hình VCP áp dụng cho một xu hướng tăng.
Khi một cổ phiếu điều chỉnh và cắm đầu đi xuống, không tránh khỏi những người mua bị "kẹp hàng"- những người không cắt lỗ.
Khi khoản lỗ lớn dần và thời gian trôi qua lâu, những người kẹp hàng chỉ mong thoát khỏi thị trường tại các đợt tăng giá quanh điểm hòa vốn. Sau đợt tăng giá nhanh họ ngay lập tức bán ra để lấy lại vốn bị kẹp hàng.
Lúc này xuất hiện 1 nguồn cung mới đó là những người bắt đáy thành công và có 1 khoản lãi ngắn hạn khá lớn, họ sẽ bán ra đồng loạt.
Hai lực bán này làm giá bị điều chỉnh tạo thành 1 ngưỡng kháng cự mới. Nếu cổ phiếu này thực sự được nhà đầu tư tổ chức quan tâm gia tăng tích lũy thì những đợt thu hẹp sẽ ngày càng trở lên nhỏ hơn khi quan sát biểu đồ từ trái sang phải vì nguồn cung này được các tay chơi lớn hấp thụ. Đây chính là cách thức hoạt động cung cầu hoạt động.
Dấu hiệu cung ngừng đổ vào thị trường thể hiện qua sự sụt giảm mạnh của khối lượng và sự tĩnh lặng của nền giá. Nếu giá và khối lượng giao dịch không tĩnh lặng thì phía cung chắc chắn tiếp tục đổ vào thị trường khiến cho giao dịch trở nên rủi ro và dễ thất bại.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjBtMh1yhzB1IXp6PNeTwj8knkrChbckSZ1a_wYHSRLeQIcuyi3Z3Xn7e7Kf6FSww8sJ2h_ewv_ARAoNCVg0u3PMLxqw_yNU9V0FuTbXByii3FcgUxDg2GZ_oljGI4u5PjxJ54cohsoNj3N/s640/z1328407259586_0bffa832969b1b3091dd7dfebba3b91b.jpg)
( Cổ phiếu VCS tăng 56% trong hơn 1 tháng từ 30/9-27/10/2015 từ điểm mua của nền giá hình thành sau khi điều chỉnh 25% trước đó)
( Cổ phiếu VCS được khối ngoại mua vào, thay thế nhà đầu tư nhỏ lẻ bất chấp nền giá cao thời điểm đó)
Điểm mua Pivot của mô hình VCP:
Điểm pivot là mức giá "yêu cầu hành động". Điểm mua tối ưu này xảy ra khi cổ phiếu tạo nên điểm phá vỡ để thiết lập đỉnh cao mới hoặc nằm dưới đỉnh cao nhất của cổ phiếu.
Điểm pivot trùng với các đường kháng cự, cổ phiếu có thể xuyên qua ngưỡng này rất nhanh. Khi cổ phiếu vượt qua đường này, cơ hội cổ phiếu tăng giá nhanh trong thời gian ngắn trở nên rất lớn. Điều này thường xảy ra vì điểm pivot là nơi có ít nguồn cung nên chỉ cần 1 lượng cầu nhỏ cũng đủ làm giá tăng mạnh. Hiếm có điểm pivot nào thất bại từ vùng củng cố.
( Cổ phiếu GEG tích lũy 7 tháng, mua vào ngày 12/2/2019 tới 02/04/2019 tăng 30% sau 2 tháng nắm giữ)
Mời các bạn đọc phần 2 để có thêm kiến thức về các mô hình thành công của SEPA...
Nhận xét
Đăng nhận xét